Đặc điểm: Thân dài khoảng 200 cm. Đầu không phân biệt với cổ, không có vảy má. Có khả năng bạnh cổ khi bị kích thích. Lưng màu nâu thẫm, vàng lục hay đen hoặc đồng màu hoặc có những dải hoa văn.
Tập tính: Thức ăn của rắn trưởng thành là chuột, cóc, rắn; rắn con ăn ếch nhái. Giao phối vào tháng 5, đẻ vào tháng 6. Mỗi lứa đẻ từ 5 đến 22 trứng, con cái canh giữ trứng. Sống trong các hang chuột ở ruộng, làng mạc, trong các vườn, bờ đê, gò, dưới gốc cây lớn. Kiếm ăn về đêm.
Nọc độc: Các triệu chứng tại chỗ ở nạn nhân do rắn hổ mang Trung Quốc cắn là vết thương sẫm màu, đỏ và sưng tại chỗ , đau , mất cảm giác và luôn luôn có mụn nước và hoại tử . Hoại tử là một vấn đề nghiêm trọng trong trường hợp bị rắn hổ mang cắn vì nó có thể kéo dài trong nhiều năm sau khi nạn nhân đã hồi phục hoàn toàn. Các triệu chứng toàn thân sau đây cũng có thể xảy ra: khó chịu ở ngực, sốt, đau họng , khó nuốt, mất giọng, cảm giác yếu ở chân tay, đi loạng choạng, đau nhức toàn thân, cứng hàm và khó thở. Tỉ lệ gây tử vong cao. (Wikipedia)
Nguồn ảnh: inaturalist